Trước khi bị bắt và truy tố, 2 Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, và Lê Thanh Vân được dư luận ở Việt Nam ca ngợi là những “đại biểu của dân”.
Ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội Khóa 14, nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn, đặc biệt trong việc chỉ trích các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Tương tự, Đại biểu Lê Thanh Vân, cũng được biết đến với những chất vấn sâu sắc.
Tuy nhiên, vào năm 2024, cả 2 ông đều bị bắt và truy tố với các cáo buộc, liên quan đến việc lợi dụng danh nghĩa Đại biểu Quốc hội để trục lợi cá nhân. Cụ thể, ông Nhưỡng bị cáo buộc nhận tiền từ các doanh nghiệp, để can thiệp vào các dự án và vụ án, trong khi ông Vân bị cáo buộc cùng tham gia vào các hoạt động này để trục lợi cho cá nhân.
Những thông tin này đã gây chấn động dư luận, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả 2 Đại biểu Quốc hội. Việc này được đánh giá là niềm tin cuối cùng của 100 triệu người dân Việt Nam đã chính thức kết thúc.
Vấn đề tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng trong bộ máy chính trị ở Việt Nam hiện nay. Tham nhũng được xem như một vấn đề “đặc trưng” của hệ thống trong bộ máy chính trị Việt Nam. Đây là hệ quả từ sự tập trung quyền lực, thiếu sự phân chia quyền lực và giám sát độc lập của bộ máy nhà nước.
Điều này dẫn đến các cuộc đấu đá nội bộ, thanh trừng lẫn nhau giữa các phe nhóm chính trị trong nội bộ Đảng. Đây là lý do, khiến sự an toàn của các chính khách trở nên bấp bênh và nguy hiểm.
Câu chuyện của ông Lê Thanh Vân đã làm nóng phiên tòa xét xử 2 cựu Đại biểu Quốc hội ngày 9/1, và cũng là câu chuyện cười ra nước mắt. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Thái Bình, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã “tác động” xin dự án khai thác mỏ đá cho Công ty Trường Sinh, tại Quảng Ninh. Sau khi được duyệt dự án, Giám đốc Công ty Trường Sinh đã chủ động gặp ông Vân, và chạy theo dúi phong bì vào túi quần. Theo Cáo trạng xác định trong phong bì có 50 triệu đồng theo lời khai của vị giám đốc này.
Tại tòa, ông Vân khẳng định trong phong bì chỉ có 10 triệu đồng, do đó cảm thấy “bị xúc phạm vì sự vô ơn”. Theo ông Vân, khi bị tạm giam ông đã chủ động xin trả lại 10 triệu này, và nhấn mạnh “tôi trả lại một cách đàng hoàng”.
Cũng như, số tiền 50 triệu đồng của ông bị cơ quan điều tra thu giữ tại phòng làm việc. Theo ông Vân, do ông không chủ động nộp lại nên không thể coi đó là khoản “khắc phục hậu quả”.
Chưa hết, luật sư bảo vệ cho ông Lê Thanh Vân cho rằng, cáo trạng kết tội sai sự thật và làm quá mức tính chất hành vi của ông Vân. Trích cáo buộc của Viện Kiểm sát, cho rằng, ông Vân ký 4 văn bản nhằm “can thiệp” đến các cấp lãnh đạo. Luật sư cho rằng sử dụng từ “can thiệp” là sự áp đặt chủ quan.
Bị cáo Lê Thanh Vân khẳng định, với tư cách Đại biểu Quốc hội, khi có kiến nghị, đơn thư của cử tri, ông phải có trách nhiệm chuyển đơn đến cơ quan hữu trách. Đó là hoạt động bình thường, không phải hành vi can thiệp. Điều đó đã được Hiến pháp và các luật liên quan bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ các phân tích, luật sư bào chữa cho ông Lê Thanh Vân đề nghị Hội đồng xét xử trả tự do cho bị cáo Vân tại tòa, tránh làm oan sai. Trước đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án 7 năm đến 9 năm tù đối với ông Lê Thanh Vân, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Công luận cho rằng, nếu những ai không biết vâng lời sự chỉ đạo và “giật dây” của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không nên làm chính khách. Bởi làm chính khách tại Việt Nam được coi là một nghề nguy hiểm, do nhiều yếu tố phức tạp trong hệ thống chính trị – xã hội mang tính toàn trị.
Trà My – Thoibao.de